Hồng Quảng (Hồng Gai và Quảng Yên cũ) - Bà Rịa (ngày 1 tháng 5 năm 1960) Phong_trào_kết_nghĩa_Bắc-Nam

Hồng Quảng vốn là tên một đặc khu cũ ở vùng Đông Bắc Bộ trước đây, được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1955 do hợp nhất tỉnh Quảng Yênđặc khu Hồng Gai trước đó. Ngày 30 tháng 10 năm 1963, tỉnh Hải Ninh hợp nhất với đặc khu Hồng Quảng trở thành tỉnh Quảng Ninh. Ban đầu tỉnh lỵ tỉnh Quảng Ninh có tên là thị xã Hồng Gai. Ngày 27 tháng 12 năm 1993, thị xã Hồng Gai được đổi tên thành thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh như ngày nay.

Bà Rịa cũng từng là tên gọi một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ được thành lập từ thời Pháp thuộc và khi đó bao gồm cả vùng đất Vũng Tàu. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Biên Hòa, tỉnh Long Khánhtỉnh Bà Rịa (gồm cả Vũng Tàu) được hợp nhất thành một tỉnh có tên gọi mới là tỉnh Đồng Nai. Ngày 30 tháng 5 năm 1979, thị xã Vũng Tàu được tách ra khỏi tỉnh Đồng Nai và hợp nhất với huyện Côn Đảo (khi đó thuộc về tỉnh Hậu Giang để thành lập mới đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, lại tiếp tục tách vùng đất vốn trước đây thuộc tỉnh Bà Rịa cũ ra khỏi tỉnh Đồng Nai và hợp nhất với đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo để thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho đến nay. Ban đầu, tỉnh lỵ được đặt tại thành phố Vũng Tàu nhưng từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lại được dời về thành phố Bà Rịa.

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1969-1976 đã từng kể lại rằng: "Có một lần Quảng Ninh được các đồng chí Trung Quốc tặng 3 chiếc máy chiếu phim; Ban lãnh đạo tỉnh đã quyết định đem tặng những chiếc máy này cho 3 tỉnh kết nghĩa với Quảng Ninh khi đó là Long Châu Hà (nay một phần thuộc tỉnh An Giang, một phần thuộc tỉnh Kiên Giang); Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang) và Bà Rịa. Trong giai đoạn này, tỉnh còn cử cán bộ ngành Văn hoá vào 3 tỉnh kết nghĩa nói trên, giúp xây dựng trạm truyền thanh và tặng thư viện sách..."[7]

Sau năm 1975, chính quyền mới ở thị xã Vũng Tàu (ngày nay là thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã quyết định đổi tên đường Võ Tánh cũ dọc theo bờ biển phía tây ở khu vực trung tâm Vũng Tàu thành đường Hạ Long cho đến nay. Năm 1976, sau khi Vũng TàuHạ Long (của tỉnh Quảng Ninh) chính thức kết nghĩa, trường Nữ Tiểu học ở Vũng Tàu cũng được đổi tên thành trường Tiểu học Hạ Long (sau đó là trường Cấp I – II Hạ Long và trở lại tên trường Tiểu học Hạ Long từ năm 1989 cho đến nay)[8].